HƯỚNG DẪN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – KHỐI 10

Câu 1: Hoán vị.

Cho n phần tử khác nhau (n≥1).

Mỗi cách sắp thứ tự của n phần tử đã cho, mà trong đó mỗi phần tử có mặt đúng một lần, được gọi là một hoán vị của n phần tử đó.

Số các hoán vị của n phần tử khác nhau đã cho (n≥1) được kí hiệu là Pn và bằng công thức:

Pn = n × (n-1) × (n-2) ×…. × 3 × 2 × 1 = n!

Ví dụ: Có bao nhiêu cách lập số có 3 chữ số từ các số là 1, 2 và 3 ?

Có các cách thành lập: 123, 132, 213, 231, 312, 321 Vậy, ta được: Pn = 3! = 3×2×1 = 6 cách lập.

Em hãy viết chương trình tính hoán vị cho n phần tử bất kì với giá trị n (n≥1) được nhập từ bàn phím.

Ví dụ:

INPUTOUTPUTGIẢI THÍCH
36P3 = 3! = 3×2×1 = 6
75040P7 = 7! = 7×6×5×4×3×2×1 = 5040
n = int(input("Nhập số nguyên n: "))
hv=1
for i in range (1,n+1):
    hv=hv*i
print("Hoán vị của",n,"phần tử là:",hv)

Câu 2: Chỉnh hợp.

Cho tập hợp A gồm n phần tử (n≥1).

Kết quả của việc lấy k phần tử khác nhau từ n phần tử của tập hợp  A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho.

….

Em hãy viết chương trình con (hàm) để tính số chỉnh hợp chập k của n phần tử theo định nghĩa trên.

#Chương trình:
# Viết ham cho chỉnh hợp
def chinhhop(n):
    gt=1
    for i in range (1,n+1):
        gt=gt*i
    return gt
# Tái sử dụng chương trình tìm Hoán vị của câu 1 để tính giai thừa.
k = int(input("Nhập số nguyên k: "))
n = int(input("Nhập số nguyên n: "))
# Thiết lập công thức tính chỉnh hợp
Akn = chinhhop(n)/chinhhop(n-k)
print("Chỉnh hợp chập",k,"của",n,"là:",int(Akn))

You may also like...

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Bạn hãy viết bình luận cho nội dung này !x